Trước khi đạt giải bạc Olympic Khoa học trẻ quốc tế với điểm cao nhất, Tùng Lâm giành "cú đúp" giải nhì Vật lý và Khoa học cấp thành phố.
Tại kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế (IJSO) 2024 ở Rumania, Lê Tùng Lâm, học sinh lớp 10 Lý 2, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, giành huy chương bạc. Điểm của Lâm là mức cao nhất trong nhóm giải này, thiếu 0,2 để chạm tới huy chương vàng.
Nam sinh về tới Hà Nội sáng 13/12, được người thân, bạn bè ra đón và nhận giấy khen từ lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo. Lâm nói cảm thấy may mắn vì đã thực hiện được ước mơ từ năm lớp 8 và hài lòng về kết quả đạt được.
"Em đến với cuộc thi để thỏa niềm đam mê với khoa học chứ không đặt nặng thành tích", Lâm nói.
Lê Tùng Lâm, học sinh lớp 10 Lý 2, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: Thanh Hằng
Chị Mai Thúy Hà, mẹ của Tùng Lâm, cho biết con trai bộc lộ niềm yêu thích khoa học tự nhiên từ khi học mẫu giáo. Lâm thường tò mò về các ngôi sao, hành tinh và các hiện tượng trong tự nhiên. Những cuốn sách bố mẹ mua cho về chủ đề này được Lâm xem đi xem lại nhiều lần. Đến cuối cấp 1, Lâm bắt đầu đọc sách giáo khoa Lý,Lucky Royal Slots APK Hóa, JILI Casino app Sinh, H5 LUCKY DF mượn từ các anh, chị THCS.
Có nền tảng kiến thức cùng sự yêu thích, ngay khi tham gia kỳ thi học sinh giỏi thành phố vào năm lớp 8, Lâm đã chọn môn Khoa học và đạt giải nhì. Tới lớp 9, nam sinh định hướng thi trường chuyên nên chọn Vật lý để theo đuổi sâu hơn. Em vẫn giữ phong độ với giải nhì Lý thành phố.
Tháng 10/2024, sau khi vượt qua khoảng 200 thí sinh, Lâm góp mặt trong đội tuyển IJSO Việt Nam cùng 5 bạn khác,Hit Club go88 được bồi dưỡng hai tháng trước khi đi thi quốc tế. Đề thi IJSO bao hàm cả kiến thức Lý, Hóa và Sinh học; mỗi môn gồm ba phần: trắc nghiệm, lý thuyết và thực hành. Thí sinh không được chọn môn mà phải thi tất cả.
Lâm thấy khó nhất là Sinh học với bài chọn loài dựa trên đặc điểm nhận dạng, gồm 13 loài, đòi hỏi kiến thức rộng và khả năng tư duy, suy luận cao.
Cô Nguyễn Thị Hồng, giáo viên theo đoàn IJSO, chia sẻ đây là bài thực hành, mang tính phân loại nên khó chung với tất cả thí sinh. Nhiều năm đi cùng đoàn IJSO, cô cũng thấy đề thi các phần ngày càng khó, cập nhật kiến thức mới liên tục. Như năm nay môn Vật lý đề cập đến nguyên lý hoạt động và ứng dụng của gia tốc kế, máy đo gia tốc được tích hợp trong điện thoại thông minh, đi kèm với phần mềm xử lý số liệu.
Tùng Lâm cũng "hơi hoảng" khi đọc đề bởi cách dẫn dắt và đặt câu hỏi khác với dạng từng gặp. Sau khi lấy lại tinh thần, em nhìn nhận mọi bài tập đều được xây dựng từ những nguyên lý cơ bản nhất nên tìm hướng giải theo những cách thường làm.
Độ dài đề thi cũng là thử thách với nam sinh lớp 10. Ngoài 30 câu trắc nghiệm, thí sinh phải giải phần tự luận dài tới 36 trang. Lâm cho rằng vì thế thí sinh phải thật tốc độ và phân chia thời gian hợp lý.
Tùng Lâm nhận giấy khen từ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sáng 13/12. Ảnh: Thanh Hằng
Cô Trần Thị An, giáo viên dạy Lý và là chủ nhiệm của Lâm, đánh giá học trò có kiến thức nền tảng vững, giỏi đều và rất chăm chỉ.
"Lâm chững chạc, luôn nghiêm túc với việc học. Em từng lo khi ôn thi IJSO xong, quay trở lại chương trình chính khóa thì có theo kịp các bạn không", cô An kể. "Tôi luôn nói em chắc chắn giữ được phong độ học tập thuộc top đầu lớp".
Ngoài ra, cô An nhận xét Lâm hòa đồng, tích cực trong các hoạt động của lớp và câu lạc bộ. Dù bận ôn thi, em chưa vắng mặt trong các sự kiện tập thể.
Sau IJSO, Lâm dự định tham gia các cuộc thi trong nước và quốc tế liên quan đến Vật lý. Nam sinh nói sẽ tiếp tục theo đuổi khoa học bởi đây là đam mê từ nhỏ của em.
Thanh Hằng