Tới Việt Nam du lịch khoảng một tháng trong hành trình khám phá các quốc gia Đông Nam Á, chị Lavita Ella, một du khách người Anh, dừng chân tại Hà Nội khoảng 2 tuần.
Với chị, đây là một thành phố sôi động với ẩm thực phong phú, nhiều trải nghiệm và người dân thân thiện. Tuy nhiên điều khiến vị khách thấy đáng tiếc nhất là chất lượng không khí ở mức xấu.
Vị khách người Anh bày tỏ lo ngại vì bầu không khí Hà Nội ô nhiễm (Ảnh chụp từ màn hình).
"Tôi ở lại Hà Nội khoảng 2 tuần để khám phá nhiều khu vực lân cận. Hà Nội rất đẹp, nhưng tiếc rằng không khí lại ô nhiễm.
Đặc biệt khi di chuyển trên đường giữa làn khói bụi của xe cộ, tôi muốn ngạt thở nếu không có khẩu trang che kín. Thậm chí nhiều ngày, tôi không nhìn thấy bầu trời trong xanh mà chỉ thấy màn khói mờ ảo bao phủ", vị khách Anh chia sẻ.
Có thói quen đi dạo vào buổi sớm, nhưng cũng vì chất lượng không khí xấu, chị Ella phải thay đổi thói quen. Vị khách nhận thấy vào sáng sớm, không khí ô nhiễm hơn. Khi ra đường, khẩu trang trở thành vật bất ly thân của vị khách này.
Chỉ số đo ô nhiễm IQAir ở Hà Nội là 218 vào trưa 26/12, ở ngưỡng tím và đứng thứ 4 thế giới (Ảnh chụp màn hình).Được biết, sáng 26/12, các tỉnh Bắc Bộ trong đó có Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam đều có mức ô nhiễm không khí ở mức có hại cho sức khỏe người dân.
Số liệu được ứng dụng IQAir (sản phẩm của tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về không khí, có trụ sở chính đặt tại Thụy Sĩ) cập nhật trưa 26/12, tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở ngưỡng tím với chỉ số IQAir là 218.
Với con số này, mức độ ô nhiễm ở Hà Nội đang đứng ở vị trí thứ 4 trên thế giới chỉ sau các thành phố Delhi (Ấn Độ), Baghdad (Iraq) và Karachi (Pakistan).
Cùng với đó,Go88 trên ứng dụng VN Air của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ghi nhận chất lượng không khí Hà Nội vẫn ở ngưỡng rất xấu.
Trong sáng 26/12, Go 88 nét nhiều người dân Thủ đô khi ra đường cũng cảm nhận rõ sự khó chịu khi không khí ô nhiễm.
Với Mark, Go88 vị khách người Mỹ, Hà Nội có nhiều công trình xây dựng và lượng xe lưu thông trên đường rất lớn nên có thể là nguồn gây ô nhiễm chính.
Vị khách tới Hà Nội khám phá vài ngày cùng vợ rồi di chuyển tới nơi khác. Dù thành phố để lại cho cặp đôi nhiều ấn tượng, nhưng Mark phải thừa nhận "chất lượng không khí ô nhiễm là sự thật rất đáng buồn cho Hà Nội".
"Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm không khí mà tôi từng tới. Tôi nghĩ điều này đang ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong cuộc sống đặc biệt là du lịch. Chúng tôi dự tính sẽ tham quan một số điểm ngoài trời nhưng vì bụi, chất lượng không khí xấu nên lịch trình này phải thay đổi", Mark nói.
Sáng 26/12, Hà Nội có chất lượng không khí ô nhiễm thứ 4 thế giới (Ảnh minh họa: Tố Linh).
Theo ông Nguyễn Công Hoan - Tổng giám đốc Flamingo Redtours - tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới hình ảnh điểm đến.
"Ô nhiễm không khí ngoài nguyên nhân chủ quan như xây dựng nhiều, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông còn do các yếu tố khách quan như trời hanh khô và không mưa kéo dài. Chất lượng không khí kém ảnh hưởng đến các hoạt động trải nghiệm của khách quốc tế. Do khách đặt tour trước từ nhiều tháng thậm chí cả năm, nên chúng tôi không thể thay đổi lịch trình", ông Hoan nói.
Khảo sát của phóng viên Dân trí cho thấy, một số đơn vị lữ hành có những tính toán điều chỉnh về lịch trình cho khách để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Ví dụ nếu buổi sáng,go88 com không khí Hà Nội ô nhiễm nặng với các chỉ số ở mức xấu, khách sẽ được rời lịch trình tham quan vào buổi chiều hoặc tối.
Thay vì các hoạt động giải trí ngoài trời, du khách cũng sẽ được chuyển hoạt động vào trong nhà. Ngoài ra, các hướng dẫn viên sẽ chủ động cung cấp thông tin, khuyến cáo du khách đeo khẩu trang, có cách lý giải nhẹ nhàng để khách thông cảm.
Những tháng cuối năm là thời gian cao điểm đón khách nước ngoài tới Việt Nam. Chính vì vậy, đại diện một đơn vị lữ hành ở Quảng Ninh bày tỏ lo ngại, nếu chất lượng không khí vẫn ở ngưỡng xấu sẽ làm giảm sức cạnh tranh của du lịch Việt với các điểm đến là các nước lân cận. Khách hàng hoàn toàn có thể chọn tới những nơi không khí trong lành hơn.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng vừa qua đạt 15,8 triệu lượt, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm 2023.
Tại Hà Nội, 11 tháng vừa qua, tổng khách du lịch ước đạt 25,33 triệu lượt, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 5,67 triệu lượt khách, tăng 35,8% so với cùng kỳ. Đây là con số khả quan, tuy nhiên nhiều đơn vị lữ hành bày tỏ lo ngại, nếu chất lượng không khí ở Hà Nội tiếp tục ở mức xấu, hình ảnh điểm đến về lâu dài cũng sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo lượng khách sụt giảm.
Các chuyên gia nhận định, nguồn gây ô nhiễm không khí được xác định đến từ các phương tiện giao thông, công nghiệp, công trình xây dựng và hoạt động dân sinh như đốt rác, đốt rơm rạ.
Trong đó, bụi mịn PM2,5 vốn được coi là tử thần trong không khí, có khả năng xâm nhập sâu vào phổi và gây ra nhiều bệnh về hô hấp, tim mạch.
Mới đây, Bộ Y tế cũng đưa ra khuyến cáo người dân nên hạn chế ra khỏi nhà. Khi ra đường, người dân cần sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo đúng quy cách.
Với những gia đình gần đường giao thông, gần khu vực bị ô nhiễm không khí nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí ô nhiễm nặng.